Mang thai 5 tuần là thời điểm phổ biến để các mẹ phát hiện ra mình đã mang thai. Đó là bởi vì bạn đã bị trễ kinh và bắt đầu nghi ngờ về khả năng có thai của mình. Thêm vào đó, khi mang thai tuần thứ 5, nồng độ hormone tăng cao sẽ gây ra cho bạn các triệu chứng khó bỏ qua, như đau ngực, buồn nôn và mệt mỏi. Tất nhiên, khi PMS (triệu chứng tiền kinh nguyêt) bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu này. Nhưng có lẽ, bản năng phụ nữ sẽ cho bạn thấy có điều gì đó khác biệt.
Mục lục
Phôi thai tuần thứ 5
Phôi thai tuần thứ 5 của bạn đã bắt đầu hình thành các cơ quan chính như tim, dạ dày, gan, thận và các hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.
Nếu bạn không có tiền sử bệnh lý khiến bạn có nguy cơ cao bị biến chứng thai kỳ thì vào tuần này bạn không cần đi siêu âm. Thay vào đó, bác sĩ có thể sẽ hẹn bạn vào tuần thứ 8 hoặc thứ 9. Và chúng tôi hiểu, thời gian chờ đợi để được gặp con này quả thật là sốt ruột và đầy chờ mong!.
Khi siêu âm lần đầu tiên, bác sĩ sẽ đo em bé từ đỉnh đầu đến mông. Và có thể điều chỉnh ngày dự sinh của bạn dựa trên kích thước của em bé (sẽ thay đổi theo tuần mang thai). Bạn sẽ có một loạt các xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm ra bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào của cả mẹ và bé.
Hãy sẵn sàng chờ đợi khoảnh khắc lắng nghe tiếng trái tim nhỏ bé của con đập nhé!! Đó thực sự là khoảnh khắc vỡ òa và đầy thiêng liêng đó
Em bé như thế nào khi mang thai 5 tuần?
Ở tuần thai thứ 5, em bé có kích thước bằng hạt táo. So với tuần thứ 4, em bé đã phát triển lên khá nhiều. Phôi thai bây giờ đã có thể đo được. Có thể nó sẽ vào khoảng 0.3 cm tính từ đỉnh đến mông. Bạn cảm thấy sốt ruột vì em bé cứ bé tí tẹo? Đừng lo lắng, trong thực tế, tuần tiếp theo bé sẽ có kích thước gần gấp đôi. Grow up!
Thai 5 tuần có tim thai chưa?
Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim thai. Mặc dù chưa có hình dạng một trái tim đúng nghĩa. Nhưng nó đã bắt đầu thực hiện các chức năng của mình rồi.
Vì thế, hầu hết thai nhi sẽ có tim thai vào tuần thứ 5. Tuy nhiên, nếu bé của bạn chưa có tim thai, đừng lo lắng!! Mọi chuyện vẫn sẽ ổn thôi, hãy kiểm tra lại vào các tuần tiếp theo. Mỗi em bé đều có “phong cách” phát triển riêng của mình mà.
Bạn đang ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Khi mang thai 5 tuần, bạn đang vào tháng thứ hai của thai kỳ. Đúng vậy, dù chỉ vừa phát hiện ra mình có thai, nhưng bạn đã ở tháng thứ hai rồi đó. Đó là bởi cách tính tuổi thai là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn.
Do đó, so với cách tính 9 tháng 10 ngày của “các cụ”, thì thực sự nó kéo dài 40 tuần. Hãy luôn theo dõi và chăm sóc thai kì của mình theo tuần, bạn nhé.
Các dấu hiệu khi bầu 5 tuần
Các dấu hiệu và triệu chứng vào thời điểm này chỉ là khởi đầu cho hàng loạt thay đổi mà cơ thể bạn sắp trải qua. Không cần phải lo lắng rằng bạn sẽ khốn khó thế này trong cả 40 tuần. Thực tế, đa số các bà mẹ chỉ bị ốm nghén ở tam nguyệt cá đầu tiên. Vì thế, hãy chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi nhiều hơn vào giai đoạn này.
Nếu bạn muốn biết những dấu hiệu mang thai tuần 5 là gì?, thì đây là những điều phổ biến nhất:
Đau ngực
Ốm nghén là nỗi sợ hãi và thường được chú ý nhiều nhất ở giai đoạn này. Tuy nhiên đau ngực mới là dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai 5 tuần.
Ốm nghén
Ốm nghén, buồn nôn trong thai kỳ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, và đặc biệt trầm trọng vào buổi sáng. Thử nghiệm các phương pháp khác nhau để giúp bạn vượt qua vấn đề này. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Bạn có thể thử ăn thành nhiều bữa nhỏ, thường xuyên trong ngày
- Thử sử dụng các viên uống làm dịu cảm giác buồn nôn.Ví dụ như: vitamin b6, viên nang gừng, viên ngậm hoặc kẹo mút giảm buồn nôn
- Thử sử dụng dây đeo bấm huyệt, một phương pháp mới để làm giảm ốm nghén
Mệt mỏi.
Khi mang thai tuần thứ 5, việc chợp mắt ngủ bất cứ lúc nào, thể dục nhẹ nhàng, những bữa ăn ngon là rất cần thiết. Bạn đang chuẩn bị để sinh em bé, vì thế, cơ thế cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy nghỉ ngơi ngay khi có thể và giảm cường độ tập luyện lại, bạn nhé
Đi tiểu thường xuyên
Bạn có thể nhận thấy bản thân có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Triệu chứng này có thể là do thận của bạn đang nở to ra.
Chuột rút

Phôi đã nằm tổ trong tử cung có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút. Hoặc nó có thể là dấu hiệu tử cung của bạn đang nở ra và làm co kéo dây chằng của bạn. Nếu tình trạng này nghiêm trọng và gây ra nhiều đau đớn, hãy gọi cho bác sĩ để kiểm tra.
Máu báo
Mang thai 5 tuần ra dịch nâu hoặc ra máu hồng có thể gây hoảng sợ với nhiều mẹ. Tuy nhiên, đó là một hiện tượng rất bình thường được gọi là “máu báo”.
Máu báo có thể ra khi bạn đi vệ sinh hoặc quan hệ, vì cổ tử cung của bạn nhạy cảm hơn khi bạn đang mang thai.
Mặc dù vậy, một số trường hợp bạn cần đến sự tham vấn của bác sĩ như: máu ra nhiều, máu kèm với đau bụng dữ dội.
Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì?
Một số bà mẹ mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì. Hoặc có thể là các dấu hiệu đến và trôi qua rất nhanh. Tất cả đều hoàn toàn bình thường! Nếu bạn ốm nghén, mệt mỏi – Bạn đã bước vào thai kỳ. Nếu không, bạn đã bước vào thai kỳ và thật may mắn
Cơ thể mẹ mới chỉ thay đổi đôi chút!
Khi mang thai 5 tuần, bụng của bạn có thể trông không thay đổi hoặc chỉ hơi chướng bụng tí xíu. Bạn cũng có thể thấy mình tăng cân một chút. Hoặc cũng có thể sút cả kí vì không thể ăn được thứ gì. Những kịch bản đó đều ổn và hoàn toàn bình thường. Mỗi phụ nữ lại đối diện với thai kỳ của mình khác nhau. Và cách cơ thể họ thay đổi trong suốt quá trình mang thai cũng khác nhau.
Có lẽ bạn bắt đầu tự hỏi về việc tăng cân khi mang thai? Câu trả lời ngắn gọn là: Bạn không cần lo lắng quá nhiều. Các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên tăng một vài cân ( khoảng từ 1 đến 5kg) trong ba tháng đầu (kết thúc sau tuần 13).
Nếu bạn mang thai song sinh hoặc may mắn là nhiều hơn, có thể, tình trạng ốm nghén của bạn sẽ nặng hơn. Đồng thời, các dấu hiệu mang thai, sự tăng cân và hình dạng của bụng bầu cũng sẽ phát triển nhanh hơn.
Mang thai 5 tuần nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm rất tốt cho mẹ và bé. Mẹ hãy thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh nhàm chán:
- Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám
- Các món điểm tâm ít đường
- Các loại hạt hoặc trái cây sấy khô (không thêm đường hoặc muối). Nho khô là một loại quả rất tốt đó mẹ
- Rau củ và trái cây có nhiều chất xơ như: lê, táo, quả sung (quả vả), mận, cam quít,
đào, bông cải xanh, măng tây, bí đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu que. - Các loại đậu: đậu lăng, đậu gà (đậu răng ngựa), đậu trắng, đậu ngự, đậu tằm
- …
Những thực phẩm mẹ cần hạn chế
Bên cạnh những thực phẩm bổ dưỡng nêu trên, các mẹ mang thai tháng thứ 5 cũng nên tránh những loại thức ăn dưới đây vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Viên uống vitamin A. Hãy uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Gan động vật và các chế phẩm làm từ gan.
- Thực phẩm không được nấu chín kỹ.
- Các loại pho mát lên men.
- Caffeine.
- Rượu bia, đồ uống có cồn.