Hiểu Con – EASY Mom
  • Home
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Mang thai theo tuần
    • Tam nguyệt cá thứ nhất
    • Tam nguyệt cá thứ hai
    • Tam nguyệt cá cuối
    • Sinh con
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
    • Sinh hoạt sau sinh
  • Làm cha mẹ
    • Bà tám
    • Hôn nhân – gia đình
    • Lifestyle
  • Nuôi dạy con
    • Bé ăn
    • Bé chơi
    • Bé khỏe
    • Bé ngủ
    • Bé phát triển theo tháng
    • Kiến thức nuôi con
  • Tin tức mới
  • Hỏi và Đáp
  • Home
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Mang thai theo tuần
    • Tam nguyệt cá thứ nhất
    • Tam nguyệt cá thứ hai
    • Tam nguyệt cá cuối
    • Sinh con
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
    • Sinh hoạt sau sinh
  • Làm cha mẹ
    • Bà tám
    • Hôn nhân – gia đình
    • Lifestyle
  • Nuôi dạy con
    • Bé ăn
    • Bé chơi
    • Bé khỏe
    • Bé ngủ
    • Bé phát triển theo tháng
    • Kiến thức nuôi con
  • Tin tức mới
  • Hỏi và Đáp

Hiểu Con – EASY Mom

the best baby blog

Bé ănLàm cha mẹ

Sữa về quá ít? Những phương pháp kích sữa hiệu quả mẹ cần biết.

by thebump 04/05/2020
written by thebump 04/05/2020
Các phương pháp kích sữa hiệu quả

Kích sữa như thế nào cho đúng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ. Các mẹ có thể áp dụng các mẹo để có nhiều sữa sau sinh từ ông bà để lại. Hoặc sử dụng máy hút sữa, viên uống lợi sữa. Tuy nhiên, để chọn đúng phương pháp kích sữa phù hợp, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa. Nếu mẹ muốn nguồn sữa dồi dào, dưới đây là một số cách.

Mục lục

  • 1 Vì sao mẹ ít sữa?
  • 2 Cơ chế sản sinh sữa mẹ
  • 3 Các cách kích sữa hiệu quả bằng phương pháp tự nhiên
    • 3.1 Kích sữa bằng cách massage bầu ngực
    • 3.2 Thực phẩm lợi sữa mà mẹ không nên bỏ qua
      • 3.2.1 Yến mạch
      • 3.2.2 Hạt thì là
      • 3.2.3 Men bia
  • 4 Các cách kích sữa bằng máy hút sữa
    • 4.1 Cách 1: Hút sữa đồng thời lúc cho con bú.
    • 4.2 Cách 2: Hút sữa sau khi con bú xong.
    • 4.3 Cách 3: Hút sữa theo cữ bú
    • 4.4 Cách 4: Hút bù cữ.

Vì sao mẹ ít sữa?

Sau khi sinh, rất nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng sữa về ít. Mẹ rất băn khoăn tại sao lại ít sữa như vậy. Đa phần, tình trạng ít sữa trong những ngày đầu sau sinh là do các vấn đề về y tế như:

  • Mất máu quá nhiều (hơn 500ml) trong khi sinh.
  • Các mảng nhau thai còn bám lại trong tử cung. Điều này làm chậm sữa về (thường khoảng ba ngày sau sinh)
  • Tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường, tuyến giáp hoặc các rối loạn nội tiết tố khác.
  • Các vấn đề ở tuyến vú như vú có ít mô tạo sữa.
  • Phẫu thuật vú trước đây hoặc chấn thương vùng ngực

Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào kể trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để có cách kích sữa hiệu quả.

Cơ chế sản sinh sữa mẹ

Khi bắt đầu có sữa, các mô tạo sữa trong vú bắt đầu tạo sữa thông qua quá trình “cung – cầu”. Nghe rất kinh tế học! Điều này có nghĩa là mỗi lần sữa được “tiêu thụ”, tuyến sữa sẽ tạo ra sữa nhiều hơn. Sữa “tiêu thụ” bằng cách cho bé bú, hoặc hút sữa.

Đó là nguyên nhân tại sao việc cho bé dùng sữa công thức sẽ làm giảm lượng sữa của mẹ. Cơ thể mẹ không nhận đủ các thông điệp kích thước sữa. Cách bé bú cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa. Càng cho bé bú thường xuyên và hiệu quả, mẹ lại càng tiết ra nhiều sữa.

Nếu bé không chịu bú, hoặc bú quá ít, bạn cần các phương pháp khác để hút sữa ra để ngực sản sinh lớp sữa mới.

Các cách kích sữa hiệu quả bằng phương pháp tự nhiên

Kích sữa bằng cách massage bầu ngực

Việc massage có tác dụng rất tốt đến việc kích sữa mẹ. Các nghiên cứu cho thấy, massage ngực trong khi cho con bú và hút sữa giúp tăng lượng sữa lên 48%. Ấn nhẹ tay và xoa bóp đều giúp kích thích ống dẫn sữa giãn nở, làm nguồn sữa được lưu thông tốt hơn.

Cách massage ngực làm tăng lượng sữa về
Massage ngực là cách làm đơn giản nhưng giúp cải thiện đáng kể lướng sữa về

Hướng dẫn mẹ cách massage để tăng lượng sữa:

  • Massage cả hai bên vú bằng cách xoa bóp nhẹ theo hình xoắn ốc từ chân ngực đến núm vú. Hãy chú ý đến phần chân và phần quanh đầu ti. Đầu ti là nơi có nhiều dây thần kinh, massage tại đây sẽ có rất nhiều hiệu quả.
  • Vuốt ve bầu vú từ chân ngực về phía núm. Thỉnh thoảng ấn tay nhẹ để sữa được lưu thông
  • Có thể dùng khăn ấm để chườm ngực khi massage. Nước ấm giúp cho việc ống dẫn sữa lưu thông tốt hơn

Thực phẩm lợi sữa mà mẹ không nên bỏ qua

Có nhiều loại thực phẩm giúp sữa về nhiều. Ngoài các thực phẩm truyền thống được ông bà ta cho rằng lợi sữa. Các mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm nước ngoài hay sử dụng. Chúng không phổ biến lắm với người Việt, tuy nhiên được chưng minh là rất có lợi cho việc tăng lượng sữa

Yến mạch

Cụ thể, trong yến mạch có chứa các khoáng chất thiết yếu như kẽm, mangan, canxi, chất xơ hòa tan và một lượng lớn vitamin B, có tác dụng tăng năng lượng, nâng cao tâm trạng, chống lại mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm

Ngoài các vitamin và khoáng chất kể trên, trong yến mạch còn có chứa:

  • Saponin: Một chất có thể tác động tích cực đến các hormone liên quan đến sản xuất sữa mẹ
  • Estrogen thực vật: Dưỡng chất có khả năng kích thích tuyến sữa ở người mẹ
  • Beta-glucan: Một loại chất xơ được chứng minh có thể làm tăng mức độ hormone prolactin khi cho con bú. Nồng độ prolactin cao hơn có thể có tác động tích cực đến khả năng sản xuất sữa mẹ.
  • Sắt: Một khoáng chất quan trọng khác được tìm thấy trong yến mạch có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở các bà mẹ sau sinh.

Hạt thì là

Hạt thì là có tác dụng rất tốt cho việc kích sữa. Không chỉ ở Việt Nam, nước ngoài cũng rất coi trọng loại hạt này trong việc cải thiện lượng sữa cho mẹ. Mẹ có thể cho hạt thì là vào bánh nướng, rau trộn, salad. Có thể làm nước uống bằng cách ngâm hạt qua đêm và uống vào hôm sau.

Men bia

Có nhiều vitamin B, sắt, protein, crom và selen, men bia thường được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng. Nó thường được khuyên dùng như một loại thực phẩm tăng cường sữa mẹ. Men bia thường được tìm thấy trong các món ăn nhẹ cho con bú.

 Một cảnh báo: Vì men bia siêu đắng và dễ dàng truyền vào sữa mẹ, nó có thể gây ra khí và quấy khóc ở một số trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy sử dụng với lượng vừa phải!

Các cách kích sữa bằng máy hút sữa

Máy hút sữa
Sử dụng máy hút sữa để lấy được sữa nhiều hơn

Cách 1: Hút sữa đồng thời lúc cho con bú.

Dùng máy hút sữa đồng thời lúc đang cho con bú. Cách này hiệu quả nhất trong 6 tuần đầu sau sinh. Khi sữa mẹ về cả 2 bên lúc được kích thích bởi hocmon. Với cách này, con vẫn được bú mẹ trực tiếp, cơ thể mẹ sản xuất sữa như sinh đôi. Như vậy lượng sữa của mẹ lúc nào cũng dồi dào và có thể dự trữ cho con ăn sau này. 

Cách 2: Hút sữa sau khi con bú xong.

Trong trường hợp khoảng cách giữa các cữ bú của con không ổn định hoặc rất gần nhau (dưới 2 giờ) . Mẹ có thể dùng máy hút sữa ngay sau khi cho con bú xong khoảng 10 phút mỗi bên. Cách này giúp làm trống tuyến sữa hoàn toàn để việc tạo và tiết sữa cho cữ sau được nhanh hơn, dồi dào hơn. Nhờ đó sẽ có thêm một lượng sữa dự trữ tích lũy dần cho con.

Quan niệm sai lầm : “để dành sữa cho cữ sau”. Thậm chí có mẹ còn tin rằng cho con bú dặm 1 cữ sữa công thức, sữa mẹ để dành lâu hơn sẽ được nhiều hơn.

Cách 3: Hút sữa theo cữ bú

Trong trường hợp khoảng cách giữa các cữ bú của con trên 3 giờ và ổn định. Mẹ dùng máy hút sữa trước cữ bú 1 giờ, 20 phút cho mỗi bên. Cách này cũng giúp làm tăng lượng sữa cho những bé ngủ nhiều. Khi bé lớn dần thời gian thức của con nhiều hơn, nhu cầu bú cao hơn, mẹ vẫn sẽ đủ sữa cho bé.

(Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cách cữ càng xa, sữa mẹ càng nhiều. Nhưng sau khi các mẹ cách cữ hơn 4, thậm chí 5 giờ sữa mẹ vẫn chẳng thấy được bao nhiêu. Các mẹ lại nhầm tưởng rằng nếu cách cữ ngắn hơn, sữa sẽ còn ít hơn nữa. Ngược lại, nếu cách cữ khoảng 1g30’-2g30’ và được bơm cạn, lượng sữa sẽ rất dồi dào).

3 cách trên không khuyến khích áp dụng cho các cữ bú đêm. Để mẹ cho con bú trực tiếp hoàn toàn và thêm thời gian nghỉ ngơi cho mẹ.

Cách 4: Hút bù cữ.

Dùng máy hút sữa 20 phút mỗi bên, hút bù một cữ bú bị bỏ qua cho dù ngày hay đêm. Ví dụ nếu bé ngủ xuyên đêm không bú, khi mẹ đi làm lại… để đảm bảo khoảng cách giữa hai lần làm trống tuyến sữa (bú/hút) không quá 6 giờ.

(Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cho bé bú sữa công thức cho dễ ngủ qua đêm. Cảm giác này có thật! Tuy nhiên, không phải vì sữa công thức có nhiều chất hơn, bé no hơn, ngủ được lâu hơn. Mà theo phân tích, sữa bò có chất an thần và gây buồn ngủ mạnh hơn sữa mẹ. Việc mẹ không cho con bú đêm, cách cữ quá 6 giờ (và không hút bù cữ) thì sữa mẹ sẽ giảm nhanh chóng. Điều này đã làm nhiều mẹ ngạc nhiên và bối rối vì mình vẫn cho con bú mẹ hoàn toàn (trừ mỗi cữ bú đêm) mà sữa vẫn ít, không thể đủ cho con bú và số cữ phải dặm sữa ngoài ngày càng nhiều.

Cách 4 này áp dụng cho các mẹ đi làm và không thể về nhà cho con bú đúng cữ . Có thể hút cách cữ 3-4 giờ (không quá 6 giờ) tùy công việc và điều kiện ở nơi làm việc. Ví dụ con bú lúc 7g sáng trước khi mẹ đi làm. Ở cơ quan mẹ sẽ hút sữa lúc 11g trưa và 3g chiều. Mỗi lần 20’ mỗi bên (ít nhất 10’ mỗi bên nếu mẹ dùng máy đơn và bị giới hạn thời gian). Khi mẹ về nhà lại cho con bú khoảng 6g chiều.

0 comment
0
FacebookTwitterGoogle +Pinterest
thebump

previous post
Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn
next post
Dấu hiệu trẻ quá mệt (overtired) và cách giúp bé ngủ ngon

You may also like

Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương...

12/04/2020

Leave a Comment Cancel Reply

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

Bài viết mới

  • Mang thai 7 tuần: Nỗi sợ ốm nghén bắt đầu!
  • Dấu hiệu trẻ quá mệt (overtired) và cách giúp bé ngủ ngon
  • Sữa về quá ít? Những phương pháp kích sữa hiệu quả mẹ cần biết.
  • Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn
  • Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương pháp phổ biến

Categories

  • Bé ăn
  • Bé khỏe
  • Chuẩn bị mang thai
  • Kiến thức nuôi con
  • Làm cha mẹ
  • Mang thai
  • Mang thai theo tuần
  • Nuôi dạy con
  • Tam nguyệt cá thứ nhất

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Email

Recent Posts

  • Mang thai 7 tuần: Nỗi sợ ốm nghén bắt đầu!

    15/05/2020
  • Dấu hiệu trẻ quá mệt (overtired) và cách giúp bé ngủ ngon

    06/05/2020
  • Sữa về quá ít? Những phương pháp kích sữa hiệu quả mẹ cần biết.

    04/05/2020
  • Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn

    18/04/2020
  • Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương pháp phổ biến

    12/04/2020

Instagram của chúng tôi

No images found!
Try some other hashtag or username
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Bloglovin
  • RSS

@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by BlogLapTrinh

DMCA.com Protection Status

Back To Top