Hiểu Con – EASY Mom
  • Home
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Mang thai theo tuần
    • Tam nguyệt cá thứ nhất
    • Tam nguyệt cá thứ hai
    • Tam nguyệt cá cuối
    • Sinh con
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
    • Sinh hoạt sau sinh
  • Làm cha mẹ
    • Bà tám
    • Hôn nhân – gia đình
    • Lifestyle
  • Nuôi dạy con
    • Bé ăn
    • Bé chơi
    • Bé khỏe
    • Bé ngủ
    • Bé phát triển theo tháng
    • Kiến thức nuôi con
  • Tin tức mới
  • Hỏi và Đáp
  • Home
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Mang thai theo tuần
    • Tam nguyệt cá thứ nhất
    • Tam nguyệt cá thứ hai
    • Tam nguyệt cá cuối
    • Sinh con
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
    • Sinh hoạt sau sinh
  • Làm cha mẹ
    • Bà tám
    • Hôn nhân – gia đình
    • Lifestyle
  • Nuôi dạy con
    • Bé ăn
    • Bé chơi
    • Bé khỏe
    • Bé ngủ
    • Bé phát triển theo tháng
    • Kiến thức nuôi con
  • Tin tức mới
  • Hỏi và Đáp

Hiểu Con – EASY Mom

the best baby blog

Mang thaiMang thai theo tuầnTam nguyệt cá thứ nhất

Mang thai 4 tuần: Chúc mừng! Em bé đã tìm thấy “nhà” của mình

by thebump 10/04/2020
written by thebump 10/04/2020
Mang thai 4 tuần

Trong khi bạn còn đang tự hỏi liệu bạn có thai hay không, thì em bé đã thực hiện xong hành trình đầu tiên. Khi mang thai 4 tuần, phôi thai đã hoàn tất hành trình đi từ ống dẫn trứng đến tử cung của bạn. Thai nhi sẽ ở đó cho đến khi chính thức cất tiếng khóc trào đời

Mục lục

  • 1 Sự phát triển của thai nhi
    • 1.1 Thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
    • 1.2 Sự phát triển của phôi và túi ối.
  • 2 Cơ thể của mẹ khi mang thai 4 tuần.
    • 2.1 Những thay đổi đầu tiên trong cơ thể mẹ
    • 2.2 Tính ngày dự sinh
  • 3 Dấu hiệu mang thai 4 tuần
    • 3.1 Máu báo ở tuần thai thứ tư
    • 3.2 Triệu chứng giống với PMS – hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • 4 Lời khuyên cho mẹ trong tuần này 
    • 4.1 Đừng quên vitamin D
    • 4.2 Tránh xa thuốc lá khi mang thai 4 tuần
    • 4.3 Chọn chất béo lành mạnh 
    • 4.4 Đi bơi
    • 4.5 Sợ hãi thức ăn

Sự phát triển của thai nhi

Thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Trong thai tuần thứ 4, phôi thai sẽ vào niêm mạc tử cung và làm tổ trên đó. Kết nối giữa bạn và bé đã bắt đầu hình thành. 

Phôi thai bắt đầu phân chia thành hai nhóm tế bào. Một sẽ hình thành thai nhi, phần còn lại sẽ phát triển thành nhau thai – mạch máu kết nối giữa mẹ và bé. Nhau thai sẽ giúp truyền chất dinh dưỡng từ mẹ vào và đưa chất thải đi cho đến khi bé ra đời. 

Hình dạng thai nhi 4 tuần tuổi
HÌnh dạng của thai nhi 4 tuần tuổi. Nguồn: lunar caustic

Sự phát triển của phôi và túi ối.

Mặc dù có kích thước cực kỳ nhỏ – chỉ dài dưới 1 milimet và không lớn hơn một hạt gạo, nhưng phôi thai đang bận rộn để ổn định tại ngôi nhà mới. 

Trong khi túi ối hình thành xung quanh phôi, túi noãn hoàng cũng phát triển. Sau đó, khi thai nhi phát triển lớn hơn, túi noãn hoàng hoàn thành nhiệm vụ của mình và sẽ tiêu biến.

Phôi bắt đầu hình thành ba lớp riêng biệt. Những lớp này sẽ trở thành những bộ phận khác nhau trên cơ thể bé sau này. 

  • Lớp bên trong, được gọi là endoderm, sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, gan và phổi của bé. 
  • Lớp giữa, gọi là mesoderm, sẽ sớm thành tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp của bé. 
  • Lớp ngoài cùng – ectoderm, sẽ hình thành hệ thống thần kinh, tóc, mắt và da của bé.

Cơ thể của mẹ khi mang thai 4 tuần.

Những thay đổi đầu tiên trong cơ thể mẹ

Khi mang thai 4 tuần, có thể bạn không biết gì về những thay đổi của cơ thể mình. Hoặc, bạn sẽ trải qua những triệu chứng mang thai sớm. Nó bao gồm: thay đổi tâm trạng, đầy hơi và chuột rút. Dù có cảm thấy hay không, thì có thể nói vẫn còn quá sớm để có kết quả đáng tin cậy nếu làm biện pháp thử thai. 

Có khoảng 25% số mẹ bầu xảy ra hiện tượng “máu báo”. “Máu báo” thường rất ít và có màu hồng nhạt, đỏ nhạt hoặc nâu nhạt. Đó không phải là dấu hiệu của điều gì đó bất ổn. 

Bạn có thể cảm thấy một chút áp lực trong bụng, ngực có thể hơi mềm và trở nên to hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này là khá nhỏ. Và nếu không tinh ý, có thế bạn sẽ không cảm nhận được. 

Tính ngày dự sinh

Nếu bạn đi siêu âm, có thể các bác sĩ sẽ tính giúp bạn. Nhưng nếu chưa ai nói cho bạn biết cách tính ngày dự sinh thì bạn hoàn toàn có thể tự làm. 

Ngày dự sinh thường được ước tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ (LMP). Thông thường tuổi thai của bé là 280 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ LMP. 

Công thức này sẽ được tính như sau:

– Xác định ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, rồi cộng với 280 ngày.

– Xác định độ dài trung bình của chu kỳ kinh thông thường của bạn.

+ Chiều dài chu kỳ trung bình là 28 ngày.

+ Nếu chu kỳ kinh của bạn <28 ngày, ngày dự sinh sẽ trừ đi bấy nhiêu ngày.

+ Nếu chu kỳ kinh của bạn >28 ngày, ngày dự sinh sẽ cộng thêm bấy nhiêu ngày.

Ví dụ: Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối của bạn là ngày 1/1

– Cộng thêm 280 sẽ ra ngày 8/10

+ Nếu chu kỳ kinh của bạn là 28 ngày, ngày dự sinh sẽ là 8/10

+ Nếu là 26 ngày, ngày dự sinh sẽ trừ đi 2 ngày, là ngày 6/10

+ Tương tự, nếu chu kỳ là 30 ngày, ngày dự sinh sẽ cộng thêm 2 ngày, là ngày 10/10

Hãy nhớ rằng, ngày dự sinh chỉ là ước tính. Hầu hết các em bé được sinh ra trong khoảng tuần từ 38 đến 42 tuần. “Con so” – từ dân gian chỉ em bé đầu tiên được sinh, thường sẽ chui ra sớm hơn. “Con dạ” – em bé thứ 2, 3.. sẽ thường đúng lịch trình hơn.

Bạn có thể tham khảo công cụ tính ngày dự sinh tại đây:

https://www.huggies.com.vn/mang-thai/tam-ca-nguyet-dau-tien/cong-cu-tinh-ngay-du-sinh

Dấu hiệu mang thai 4 tuần

Máu báo ở tuần thai thứ tư

Như đã trình bày ở trên, Nếu bạn thấy máu báo trong tuần này, ngay trong hoặc trước ngày dự kiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì đừng lo lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi đã tự cấy vào thành tử cung. Nếu bạn không thấy có máu báo, hãy yên tâm, chỉ có một phần tư số phụ nữ mang thai bị chảy máu mà thôi. Máu báo thường có màu hồng phớt hoặc màu nầu. Hãy phân biệt chúng với máu của chu kỳ kinh nguyệt.

Máu báo thai thường có màu hồng hoặc nâu
Máu báo thai có máu sắc khác so với máu của chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng giống với PMS – hội chứng tiền kinh nguyệt.

Chắc hẳn không ít các mẹ bị khó chịu, đau đớn vào những ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Đó được gọi là PMS. Khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể gặp các dấu hiệu giống như với PMS như là: mệt mỏi, ủ rũ, đầy hơi hay chuột rút nhé.

Lời khuyên cho mẹ trong tuần này 

Đừng quên vitamin D

Hầu hết nguồn cung cấp vitamin D đến từ ánh nắng mặt trời hoặc sữa. Nếu bạn không uống sữa hay có nhiều thời gian ngoài trời, bạn sẽ cần tìm nó từ các nguồn khác. 

Tại sao phải cung cấp vitamin D khi mang thai? Đó là bởi vì D rất cần thiết để duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh. Cùng với đó, nó giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn. 

Bạn có thể nhận thêm vitamin D từ nước cam, lòng đỏ trứng, hoặc các viên uống vitamin D.

Tránh xa thuốc lá khi mang thai 4 tuần

tránh xa thuốc lá khi mang thai
Hãy nhắc nhở chồng hoặc người xung quanh về việc hút thuốc mẹ nhé!

Không chỉ hút thuốc, hãy tránh xa nguồn khói thuốc lá. Điều này là bởi việc hít phải khói thuốc thụ động nguy hiểm chẳng kém gì trực tiếp hút thuốc. Các nghiên cứu từ trước đến nay đã nhiều lần chỉ ra rằng, tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung và các biến chứng khác.

Chọn chất béo lành mạnh 

Em bé của bạn cần một số chất béo thiết yếu như axit béo omega-3. DHA – một trong những omega-3 là thành phần chính của não và võng mạc. Vì thế, nó rất quan trọng đối với não bộ và mắt đang phát triển của bé.

Đi bơi

Ở Việt Nam, đi bơi chưa phải là môn thể thao phổ biến.Tuy nhiên, nếu có thể, hãy bơi 20 phút trong ba đến bốn ngày / tuần. Bơi lội là một bài tập vui vẻ, an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch. 

Giống như bất kỳ bài tập aerobic nào, bơi giúp tăng khả năng đốt oxy của cơ thể, rất tốt cho bạn và em bé. Thêm vào đó, nó làm tăng khả năng chịu đựng của bạn để chuẩn bị cho ngày sinh đang chờ đón. 

Sợ hãi thức ăn

Khi tâm lý sợ hãi thức ăn xảy ra với mẹ bầu, có một phương pháp rất hiệu quả để làm giảm cảm giác này đó là phương pháp thay thế. 

Nếu thực phẩm từ động vật, bao gồm trứng làm bạn phát mệt, hãy chọn protein từ thực vật, đỡ mùi và dễ ăn hơn. Có thể kể đến như: đậu nành và các chế phẩm, các loại hạt, một số loại ngũ cốc. Hoặc có thể xay nghiền đồ ăn mà bạn ác cảm để trộn lẫn vào thực phẩm khác.

Ví dụ, bạn ác cảm với thịt bò? hãy xay nhỏ chúng và cho vào bát mì chẳng hạn. Mùi vị sẽ khá hơn rất nhiều. 

Nếu sợ hãi sữa, sữa bầu, hãy bổ sung canxi từ các chế phẩm khác từ sữa. như là phô mai, sữa chua. Hoặc dùng sữa để thêm vào sinh tố cho bớt mùi, bạn nhé.

Nếu không thích rau xanh, hãy ăn nhiều trái cây hơn. Các loại hoa quả như dưa hấu, xoài, mơ… sẽ bù đắp các dinh dưỡng bị thiếu từ rau xanh.

0 comment
0
FacebookTwitterGoogle +Pinterest
thebump

previous post
Mang thai 3 tuần: Dấu hiệu và sự phát triển của thai nhi
next post
Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương pháp phổ biến

You may also like

Mang thai 7 tuần: Nỗi sợ ốm nghén...

15/05/2020

Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày...

18/04/2020

Mang thai 3 tuần: Dấu hiệu và sự...

09/04/2020

Mang thai 2 tuần: Dấu hiệu và các...

08/04/2020

Mang thai tuần đầu

07/04/2020

Mang thai: Bắt đầu một hành trình

07/04/2020

Leave a Comment Cancel Reply

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

Bài viết mới

  • Mang thai 7 tuần: Nỗi sợ ốm nghén bắt đầu!
  • Dấu hiệu trẻ quá mệt (overtired) và cách giúp bé ngủ ngon
  • Sữa về quá ít? Những phương pháp kích sữa hiệu quả mẹ cần biết.
  • Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn
  • Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương pháp phổ biến

Categories

  • Bé ăn
  • Bé khỏe
  • Chuẩn bị mang thai
  • Kiến thức nuôi con
  • Làm cha mẹ
  • Mang thai
  • Mang thai theo tuần
  • Nuôi dạy con
  • Tam nguyệt cá thứ nhất

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Email

Recent Posts

  • Mang thai 7 tuần: Nỗi sợ ốm nghén bắt đầu!

    15/05/2020
  • Dấu hiệu trẻ quá mệt (overtired) và cách giúp bé ngủ ngon

    06/05/2020
  • Sữa về quá ít? Những phương pháp kích sữa hiệu quả mẹ cần biết.

    04/05/2020
  • Mang thai 5 tuần: Những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn

    18/04/2020
  • Ăn dặm: Ưu và nhược điểm các phương pháp phổ biến

    12/04/2020

Instagram của chúng tôi

No images found!
Try some other hashtag or username
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Bloglovin
  • RSS

@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by BlogLapTrinh

DMCA.com Protection Status

Back To Top