Trẻ quá mệt mỏi (bé bị overtired) khi con không được ngủ đủ và phải thức lâu hơn những gì cơ thể bé nhỏ có thể chịu đựng được. Mặc dù mỗi trẻ một khác nhưng trung bình trẻ trên sáu tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 đến 15 giờ một ngày. Khi bé lớn dần, giấc ngủ của con có xu hướng dao động và số giờ con ngủ có thể bị ảnh hưởng.
Mục lục
Trạng thái quá mệt (overtired) ở trẻ là gì?
Quá mệt là một trạng thái khi thể chất mệt mỏi và kiệt sức sẽ tự kích hoạt hệ thống phản ứng căng thẳng. Trẻ càng mệt mỏi, càng có xu hướng quấy khóc, và càng khó để đưa vào giấc ngủ.
Bài viết này sẽ đưa ra các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng quá mệt ở trẻ. Các dấu hiệu xác định và một số giải pháp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu nó.
Tại sao bé bị quá mệt – overtired
Trẻ được tiếp xúc và học hỏi nhiều điều vào ban ngày. Điều này có thể làm con mệt mỏi. Để xử lý tất cả thông tin, con cần những giấc ngủ ngày ngắn.Đó là lý do tại sao trẻ nhỏ chỉ thức trong một khoảng thời gian ngắn trong ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian thức này của bé sẽ nhiều hơn khi bé lớn hơn. Ví dụ:
- Bé 3-6 tháng tuổi có thể mệt mỏi sau khi thức khoảng 1,5 – 3 giờ.
- Từ 6-12 tháng tuổi có thể mệt mỏi sau khi thức khoảng 2-3 giờ.
- Bé 12-18 tháng tuổi có thể bị quá mệt nếu không có các giấc ngủ ngắn buổi sáng và buổi chiều.
Theo khuyến nghị ,thời gian ngủ hàng ngày của trẻ sơ sinh đến ba tháng tuổi là khoảng 14-17giờ/ngày và đối với trẻ từ bốn đến 11 tháng tuổi là 12-15giờ/ngày. Hầu hết các bé ngủ theo nhu cầu của cơ thể trừ khi chu kỳ ngủ và thức của chúng bị xáo trộn. Thiếu ngủ có thể kích hoạt việc sản xuất nhiều hormone cortisol và adrenaline, khiến trẻ khó ngủ.
Dấu hiệu trẻ bị mệt mỏi

Quá mệt thường là kết quả của việc bé không được nghỉ ngơi đầy đủ khi đã mệt. Dưới đây là một vài dấu hiệu sớm và phổ biến khi trẻ bị overtired
- Gắt gỏng, cau mày hoặc nhăn nhó để cho thấy rằng con đã mệt và không vui.
- Dụi mắt, vặt tóc và tai là một trong những dấu hiệu mệt mỏi phổ biến nhất ở trẻ nhưng đôi khi, chúng bị nhầm với dấu hiệu mọc răng.
- Ngáp là một trong những dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi bé ngáp nhiều lần thì đã đến lúc đặt con vào giường ngủ.
- Bé nhìn chằm chằm vô định vào không gian và có thể không nhìn thẳng vào bạn hoặc bất kỳ đối tượng nào khác. Điều này là do con đã quá mệt mỏi để chú ý hoặc tập trung vào bất cứ điều gì.
- Bé gồng cứng cơ thể và có những cử động cứng nhắc như nắm chặt tay.
- Bé đột nhiên mất hứng thú với các hoạt động mà con vẫn thích.
- Nếu bạn đã bỏ lỡ các tín hiệu sớm ban đầu, bé có thể cố gắng tự trấn an mình bằng cách mút ngón tay cái, âu yếm đồ chơi nhồi bông yêu thích của chúng, v.v. Một số trẻ thì bắt đầu khóc.
- Sau một thời gian, em bé của bạn có thể biểu hiện các tín hiệu tự động xảy ra mà không có sự kiểm soát có ý thức.
Các biểu hiện vô thức khi trẻ quá mệt là:
- Hắt xì
- Nấc
- Lòng bàn tay đổ mồ hôi
- Thở nhanh
- Ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện vòng tròn màu xanh quanh miệng
Nếu bạn vẫn bỏ lỡ những tín hiệu này, thì đây là những biểu hiện trẻ mệt nhiều hơn nữa:
- Không muốn ăn : Trẻ sơ sinh bị quá mệt có thể sẽ khóc khi bạn cố gắng cho con ăn. Trẻ lớn hơn có thể từ chối ăn và thậm chí nhổ thức ăn ra để phản ứng.
- Quấy khóc : Ở giai đoạn này, trẻ nhỏ khóc rất nhiều, trong khi trẻ lớn hơn có thể quăng ném đồ trong khi khóc để thu hút sự chú ý của bạn và truyền đạt sự khó chịu của con do thiếu ngủ.
Nếu bạn không thể xác định những dấu hiệu mệt mỏi này hoặc nghĩ rằng đó là do một lý do khác thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Nhưng nếu bạn nghĩ bé đã quá mệt và cần nghỉ ngơi thì hãy tham khảo các cách dưới đây để có thể trấn an bé.

Làm thế nào để bé bình tĩnh lại và ngủ ngon?
Hầu hết các bé đều sẽ nhanh chìm vào giấc ngủ vì đã cảm thấy quá mệt mỏi. Một số bé có thể tự ngủ nếu con biết cách tự trấn an bản thân . Nhưng một khi đã quá mệt, một số bé sẽ khó ngủ. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp con ngủ .
- Rung lắc nhẹ nhàng
- Quấn tã – chũn
- Ôm con
- Cho con bú
- Bật tiếng ồn trắng
- Giảm bớt ánh sáng trong phòng
- Bật những bài hát hoặc giai điệu nhẹ nhàng
Những điều này có thể chỉ có tác dụng với trẻ sơ sinh và không giúp làm dịu trẻ mới biết đi hoặc những bé lớn hơn, những bé nên được dạy để tự trấn an và tự ngủ. Nhưng vì con đã quá mệt nên không thể tự làm dịu hoặc dễ ngủ. Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy thử:
- Bế con và đung đưa chầm chậm cho đến khi con mơ màng.
- Hát một bài hát ru hoặc cho con ăn nếu đó là giờ ăn của bé.
- Tránh giao tiếp bằng mắt và cho con một chút thời gian yên tĩnh.
- Đưa con ra khỏi môi trường ồn ào. Không có TV, không có tiếng nói to hoặc ánh sáng.
- Đọc một cuốn sách để giúp con ổn định. Sử dụng tông giọng nhẹ nhàng để làm dịu con nhanh hơn.
Lưu ý rằng khi bé mệt mỏi, nhiều khả năng con sẽ thức dậy sớm hơn bình thường. Vì vậy, hãy chuẩn bị để giúp em bé của bạn trở lại giấc ngủ một lần nữa.
Những hành vi khi bé bị mệt trong thời gian dài liên tục
Nếu em bé của bạn đang bị quá tải thường xuyên, bạn có thể chứng kiến một số thay đổi hành vi ở con. Nhưng không phải tất cả các em bé đều trải qua những thay đổi hành vi giống nhau và có thể không biểu hiện giống nhau hay thậm chí không có bất kỳ tín hiệu nào cả. Do đó, điều cần thiết là tìm ra những thay đổi cụ thể ở bé và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Một số thay đổi phổ biến như sau:
- Ngủ ít hơn thời gian trung bình theo tháng tuổi
- Không ngủ, thay vào đó là trở nên hiếu động.
- Nhạy cảm với tiếng ồn và bị thức dậy dù là vì tiếng động nhỏ nhất. Những giấc ngủ ban ngày ngắn và ít hơn.
- Không muốn ăn
- Ngủ nhiều giờ bất thường trong đêm.
- Không muốn ngồi vào ghế cao, ghế xe hơi hoặc cũi. Thay vào đó, yêu cầu vỗ liên tục hoặc rung lắc.
- Cho thấy hành vi kỳ lạ hoặc khó chịu
Nếu bạn tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy giải quyết ngay lập tức và nếu cần thiết thì liên hệ với bác sĩ nhi khoa để nghe lời khuyên. Việc bỏ qua để kiểm tra những hành vi này có thể cản trở đến sự phát triển toàn diện của bé. Bạn cũng có thể cố gắng ngăn chặn tình trạng này bằng cách cho con được ngủ đúng giờ. Chúng tôi cung cấp cho bạn một vài lời khuyên cho điều đó tiếp theo.
5 phương pháp để giúp bé không bị mệt mỏi quá mức.
Quan sát bé nếu phát hiện ra bất kỳ thay đổi hành vi nào thì can thiệp sớm con không bị quá mệt. Bạn càng sớm nhận thấy những thay đổi này, thì khả năng ngăn chặn tình trạng quá mệt càng cao.
- Xây dựng thời gian ngủ ngắn hợp lý và cố định. Lên trình tự đi ngủ đêm cho con, có thể là tắm nước ấm cho bé trước khi đi ngủ.
- Hãy chuẩn bị và lên kế hoạch. Ví dụ, nếu bé đi ngủ lúc bảy giờ tối, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện trình tự ngủ đêm trước.
- Giúp con luôn thoải mái. Ví dụ như cho con mặc quần áo phù hợp với thời tiết và thời gian trong ngày
- Duy trì nhiệt độ phòng lý tưởng và để đèn mờ.
- Cho con ngủ khi có dấu hiệu mệt mỏi đầu tiên.
- Không kích thích hoặc làm bé căng thẳng trong thời gian ngủ.
Nhừng lời khuyên trên sẽ giúp bạn ngăn ngừa mệt mỏi và giảm nguy cơ quá mệt ở trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể xây dựng một lịch sinh hoạt cho con tùy thuộc vào thói quen của bé và tuân thủ nó, các thay đổi dù nhỏ cũng chỉ thực hiện khi cần thiết.
Các Câu Hỏi Thường Gặp
1. Tại sao bé khóc khi mệt?
Em bé thường không hiểu rằng con đang mệt mỏi và không thể bày tỏ sự khó chịu với bạn. Bé chỉ có thể cảm nhận được sự căng thẳng do mệt mỏi, và cách duy nhất con có thể truyền đạt cho bạn là khóc.
2. Hoóc môn có làm em bé mệt mỏi?
Hormone và các chất dẫn truyền thần kinh đóng một vai trò trong toàn bộ quá trình. Melatonin và cortisol là những hormone chủ yếu chi phối giấc ngủ. Nồng độ của các hormone này thay đổi liên tục trong cả ngày và khiến chúng ta dễ đi vào giấc ngủ vào những thời điểm nhất định trong ngày.
Cortisol giúp chúng ta tỉnh táo. Nó đạt cực đại lúc 8 giờ sáng và giảm dần trong ngày theo thời gian.
Melatonin giúp cho chúng ta ngủ. Bằng cách kích thích não giải phóng nhiều melatonin, bạn có thể giúp bé dễ ngủ hơn.
Hãy nỗ lực một chút để giúp con ngủ trước khi bé bị quá mệt. Chìa khóa nằm ở việc đọc các dấu hiệu và giải quyết chúng sớm. Qua việc thực hành, bạn có thể học cách giải mã những thông điệp mà con chưa thể nói và giúp con được ngủ đủ mỗi ngày.